Trang nhất » Tin tức TH Trần Quốc Toản » Tin tức sự kiện

Dự thảo quy định về dạy thêm, học thêm

Thứ hai - 16/04/2012 11:41
Dự thảo quy định về dạy thêm, học thêm

Dự thảo quy định về dạy thêm, học thêm: Vẫn cần có những giải pháp đồng bộ

Thứ hai - 13/02/2012 10:55
Dự thảo quy định về dạy thêm, học thêm: Vẫn cần có những giải pháp đồng bộ
Dự thảo quy định về dạy thêm, học thêm: Vẫn cần có những giải pháp đồng bộ
Bộ GD-ĐT đang xây dựng dự thảo quy định về dạy thêm, học thêm. Quy định này được thực thi sẽ làm thay đổi căn bản hoạt động vẫn được coi là "căn bệnh" nan giải của ngành giáo dục trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, quy định sẽ không thể phát huy được tính hiệu quả của nó nếu như không có sự hỗ trợ của các giải pháp đồng bộ.
Muốn học thêm phải làm đơn
Khái niệm dạy thêm, học thêm trong nhà trường được cụ thể hóa trong dự thảo quy định gồm: phụ đạo, bồi dưỡng học sinh, ôn tập thi tốt nghiệp THPT, dạy thêm theo nguyện vọng của học sinh. Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường gồm: bồi dưỡng văn hóa, luyện thi ở các trung tâm, các lớp độc lập.
Đối với dạy thêm, học thêm trong trường, nhà trường có trách nhiệm tổ chức và quản lý ôn tập thi tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12. Thời gian tổ chức ôn tập không quá 2 tháng trước kỳ thi. Học sinh có nguyện vọng học thêm, phải viết đơn đề nghị. Hiệu trưởng lập kế hoạch dạy thêm gồm: duyệt chương trình, nội dung, duyệt danh sách học sinh, phân công giáo viên, và báo cáo với cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền. Mỗi lớp học thêm không quá 30 học sinh. Thời gian học thêm tối đa trong 1 tuần. Đối với học sinh THCS, học thêm không quá 2 buổi/tuần, mỗi buổi học không quá 3 tiết. Đối với học sinh THPT, học thêm không quá 3 buổi/tuần, mỗi buổi học không quá 4 tiết. Quy định nghiêm cấm không tổ chức dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, kể cả trong kỳ nghỉ hè; không dạy trước chương trình quy định hoặc cắt xén chương trình chính khóa để chuyển sang dạy thêm, học thêm; Không tổ chức dạy thêm, học thêm.
Đại diện tổ chức, cá nhân xin mở lớp dạy thêm phải đạt trình độ chuẩn hoặc trên chuẩn của giáo viên ở các cấp học. Mỗi lớp học thêm không quá 30 học sinh. Lớp học thêm phải thoáng mát, đủ ánh sáng, bàn ghế cho học sinh. Đảm bảo diện tích tối thiểu 1m2 cho mỗi học sinh. Đảm bảo vệ sinh, môi trường sư phạm, an toàn tính mạng và tài sản của học sinh. Hồ sơ đăng ký mở lớp dạy thêm gồm đơn đăng ký mở lớp, trong đơn ghi rõ môn dạy, chương trình, nội dung, kế hoạch, số lớp, số học sinh, số buổi dạy trong tuần; thời gian, địa điểm... Ảnh, giấy khám sức khỏe, sơ yếu lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ, bản xác nhận đủ điều kiện cơ sở vật chất của chính quyền cấp xã. Trưởng phòng giáo dục có trách nhiệm duyệt và cấp giấy chứng nhận mở lớp dạy thêm trong phạm vi chương trình THCS; còn chương trình THPT do Giám đốc Sở GD-ĐT cấp. Mức thu và sử dụng tiền học thêm đối với dạy thêm, học thêm trong trường và ngoài nhà trường do UBND tỉnh, thành phố quy định. Theo dự thảo quy định dạy thêm, học thêm, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý giáo dục các cấp phải chịu trách nhiệm quản lý hoạt động này. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định, tùy theo mức độ và tính chất sẽ bị xử lý theo nhiều hình thức. Đối với cán bộ, công chức vi phạm quy định, ngoài các hình thức xử lý còn bị xử lý kỷ luật theo Nghị định 35 của Chính phủ.
Bậc tiểu học: không dạy thêm, học thêm
Nội dung đáng chú ý trong dự thảo quy định này là những vấn đề bị dư luận phàn nàn trong hoạt động dạy thêm, học thêm thời gian qua sẽ bị nghiêm cấm. Cụ thể: các trường không được dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, kể cả trong kỳ nghỉ hè; Không được dạy trước chương trình quy định, hoặc cắt xén chương trình chính khóa để chuyển sang dạy thêm, học thêm; Không tổ chức dạy thêm, học thêm cho tất cả học sinh ở một lớp học phổ thông; Không dùng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp ép học sinh phải học thêm; Giáo viên không được mở lớp dạy thêm ngoài nhà trường cho học sinh do mình đang dạy chính khóa.
Như vậy, có thể xem như quy định về dạy thêm, học thêm là một công cụ pháp lý đưa hoạt động dạy thêm, học thêm vào nề nếp. Tuy nhiên, ngay cả những người xây dựng dự thảo này vẫn còn hoài nghi về tính hiệu quả của quy định. Thực tế cho thấy, một bộ phận khá lớn phụ huynh cho con đi học thêm đều mong muốn con mình học giỏi hơn. Những người này có điều kiện về kinh tế. Một bộ phận khó khăn hơn về kinh tế nhưng thấy con người ta học thêm mà con mình không đi học sẽ bị thua thiệt, thế là cũng đành cho con đi học thêm để khỏi mất lòng thầy cô!
Phần lớn các trường phổ thông hiện nay đều "bật đèn xanh" cho giáo viên dạy thêm. Học sinh THCS đương nhiên "phải" đi học thêm, mà ngay cả các cháu tiểu học mới chân ướt chân ráo bước vào cổng trường phổ thông cũng phải đi... học thêm. Một người có trách nhiệm trong nhóm xây dựng dự thảo quy định dạy thêm, học thêm cho rằng: "Điều quan trọng nhất trong việc chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm chính là ý thức của mỗi người giáo viên. Họ phải nhận thức được không cần dạy thêm học sinh vẫn đảm bảo tốt chương trình trên lớp. Họ phải ý thức được việc họ làm để đỡ gánh nặng cho trẻ, đặc biệt là học sinh tiểu học".
Như vậy, bên cạnh việc ban hành quy định về dạy thêm, học thêm, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người giáo viên, việc thực thi ngân hàng đề trong các kỳ kiểm tra, thi cử, kết hợp với công tác kiểm định trong các trường phổ thông đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chỉ khi người giáo viên không thể can thiệp chủ quan của mình vào việc cho điểm và đánh giá năng lực của học sinh thì chất lượng các giờ trên lớp mới đạt hiệu quả, và đương nhiên, hoạt động dạy thêm, học thêm cũng sẽ không còn "đất" để tồn tại.
Tác giả bài viết: thanh nien
Nguồn tin: Bộ Giáo Dục
 
 

Tác giả bài viết: Nguồn tin: Bộ GD

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Copyright @ 2011 - 2015 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản
Địa chỉ: Khối phố 3 - Thị trấn Núi Thành - Quảng Nam
Điện thoại: 05103.570853
Nukeviet© Đơn vị thiết kế: - 0934.741.747
Email: phubinh85@gmail.com