Tọa đàm về chương trình dạy học VNEN (Mô hình trường học VN mới)

Tọa đàm về chương trình dạy học VNEN (Mô hình trường học VN mới)
Sáng ngày 15 tháng 11 năm 2012, trường TH Nguyễn Thái Bình tổ chức cuộc Tọa đàm về việc dạy học theo chương trình VNEN năm học 2012-2013.

Về dự cuộc Tọa đàm có Thầy Nguyễn Đường - Phó trưởng phòng Giáo dục và đào tạo, cô Lê Thị Phương Thảo - Chuyên viên PGD, các cô, thầy phó hiệu trưởng của 25 trường Tiểu học trên đại bàn huyện Núi Thành, các cô thầy là giáo viên lớp 2, 3 của 3 trường VNEN cùng các thầy cô giáo của trường TH Nguyễn Thái Bình.
Mở đầu cuộc Tọa đàm, các thầy cô tham gia dự giờ 1 tiết dạy của lớp 2 do cô Đỗ Thị Bình dạy, tiếp theo là tiết dạy lớp 3 do cô Đỗ Thị Trâm dạy.
Cô Bình nêu những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện dạy học theo dự án VNEN:

                                 BÁO CÁO NHỮNG VƯỚNG MẮC, KHÓ KHĂN KHI DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH VNEN

 
          Khi dạy học theo mô hình trường học mới VNEN, giáo viên trong tổ gặp một số thuận lợi, khó khăn, vướng mắc như sau:
1) Thuận lợi:
- Thiết kế của bài học VNEN được xây dựng 3 trong 1, điều đó rất tiện cho GV và HS trong hoạt động dạy và học.
- Đa số kênh hình và kênh chữ rõ ràng, dễ hiểu giúp học sinh tiếp cận bài học một cách dễ dàng.
- Sau mỗi bài tập đọc có hệ thống câu hỏi trắc nghiệm giúp học sinh dễ dàng tìm hiểu nội dung của bài học.
- Học tập theo mô hình VNEN giúp học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Với phương pháp dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kĩ năng: KN giao tiếp, KN hợp tác, KN tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học.
- Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các kí hiệu của từng hoạt động: HĐ cá nhân, HĐ cặp đôi, HĐ nhóm, HĐ chung cả lớp, HĐ với cộng đồng.
- Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới PPDH và các hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh. Tăng khả năng thực hành, vận dụng, chú ý tích hợp với  hoạt động phát triển ngôn ngữ của học sinh thông qua các hoạt động học tập.
- Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học sinh trong đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng thông qua HĐ ứng dụng của mỗi bài. Và khuyến khích HS tích luỹ kiến thức qua gia đình, cộng đồng, rèn cho các em kĩ năng giai quyết các vấn đề, các khó khăn của chính bản thân.
      Ví dụ: Hoạt động ứng dụng - Trong Bài “Cộng, trừ trong phạm vi 20” . Em  hỏi mỗi người trong gia đình em cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam, rồi tính xem cả nhà cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?.
- Nhờ sự thay đổi cách thức thiết kế về kênh hình và kênh chữ màu sắc bắt mắt khiến học sinh có hứng thú trong học tập. Bên cạnh đó mỗi bài học được thiết kế theo cấu trúc của 10 bước học tập để học sinh phát hiện mình đã học được đến đâu và cần học lại phần nào thông qua phiếu tự đánh giá, nhận xét. Bên cạnh đó bài học còn được thiết kế theo kiểu cấu trúc:
     (1)Tạo hứng thú             (2)Trải nghiệm            (3)Phân tích- khám phá- rút ra bài học           (4)Thực hành – củng cố          (5)Ứng dụng
      Bên cạnh những thuận lợi, khi dạy theo chương trình VNEN cũng không ít khó khăn.
2) Khó khăn, vướng mắc:
- Vì đây là chương trình thử nghiệm nên tài liệu vẫn còn một số chỗ chưa hợp lý.
- Yêu cầu của chương trình là học sinh khi học lên lớp 2 phải biết đọc và viết thành thạo, thì mới tự học được, nhưng thực tế tỉ lệ học sinh yếu Tiếng Việt lại khá phổ biến ở địa phương, chưa kể là học sinh học hòa nhập.
- Học sinh vùng nông thôn giao tiếp còn nhiều hạn chế.
- Thời gian đầu không có phân phối chương trình cụ thể nên GV còn lúng túng khi dạy.
- Chuyển đổi từ phương pháp truyền thống qua phương pháp học tích cục một cách đột ngột, nên không khỏi gây cho GV, HS và phụ huynh tâm lý hoang mang sợ học sinh không tiếp thu được kiến thức bài học, nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu.
- Sách dự án không đủ cho mỗi em 1 bộ, lại chỉ được học trên lớp không được mang về nhà nên học sinh không có thời gian xem bài trước, không phát huy được tính cộng đồng như ý đồ của dự án.
- Kinh phí để thực hiện chương trình chưa kịp thời, đồ dùng dạy học phục vụ cho chương trình mới chưa có.
- Mô hình học nhóm suốt trong buổi học, tạo cho một bộ phận học sinh có cơ hội nói chuyện riêng và ỷ lại vào người khác.
- GV ít có thời gian kèm cho đối tượng học sinh yếu.
* Cụ thể như sau:
1) Môn Tiếng Việt:
* Khối 2
- Bài 2C: làm việc thật là vui, (SGK trang 25), không có phần câu hỏi tìm hiểu bài.
- Bài 4A trang 45, bài tập 6. Câu hỏi 1: Các bạn gái khen Hà thế nào?(Đọc đoạn 1), thực ra câu trả lời nằm ở đoạn 2 của bài.
- Trang 69 bài tập 4 phần a, hình ảnh số 6, học sinh khó hình dung ra tiếng cần tìm.
- Trang 70, bài tập 4 phần b, c hình ảnh 1, học sinh khó hình dung ra tiếng cần tìm.
- Học sinh chưa quen với phương pháp học tập mới nên thời gian luôn bị kéo dài, một số buổi học xen lẫn các môn hoạt động giáo dục, nên các tiết học luôn bị cắt ngang không liền mạch, gây khó khăn cho người học, người dạy, dẫn tới không đủ thời gian dạy trong một buổi.
* Khối 3:
*- Đối với môn Tiếng Việt cấu trúc môn học chưa được logíc. Chương trình đi hết phân môn này rồi tới phân môn khác còn sách thử nghiệm thì xen kẻ nhau.
       Ví dụ: Tuần 7, bài 7B: Tôn trọng trật tự nơi công cộng.
 A. Hoạt động cơ bản:
        + Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh.
        + Hoạt động 2:  Thi kể chuyện.
        + Hoạt động 3: 1 bài tập của luyện từ và câu.
B. Hoạt động thực hành:
         + Hoạt động 1: Viết tập viết.
         + Hoạt động 2: Bài tập chính tả
         + Hoạt động 3: Bài tập chính tả
         + Hoạt động 4: Viết bài chính tả
         + Hoạt động 5: Sát lỗi chính tả
         + Hoạt động 6: Bài tập chính tả
- Một số hình ảnh minh hoạ chưa phù hợp với nội dung bài.
     Ví dụ1:  Môn Tiếng Việt, Bài 1B: Trẻ em thông minh như thế nào?. Hoạt động 8 của hoạt động thực hành: “ Tìm và viết từ ngữ chỉ sự vật trong đoạn lời sau:
                             ...
                             Nào bàn nào ghế
                             Nào sách nào vở
                             Nào mực nào bút
                             Nào phấn nào bảng
                             ...
     Nhưng lại đưa 3 bức tranh minh hoạ tranh cuốn sách, tranh cây bút, tranh lá cờ.
     Ví du 2: Môn Tiếng Việt, Bài 3C: Cháu yêu bà. Hoạt động 2 của hoạt động thực hành: Thảo luận trong nhóm tìm các từ. Trong khi cả 2 câu a,b thì tìm 6 từ nhưng chỉ có 4 tranh để minh hoạ.
- Sách dự án chưa kịp thời đáp ứng, khiến việc học của các em bị dán đoạn, học sinh học không kịp chương trình dẫn đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi của trường, của lớp cũng ảnh hưởng không nhỏ.
-
- Theo CKTKN thì chương trình cắt giảm quá nhiều kiến thức. Đặc biệt là phân môn chính tả và tập làm văn. Tiết LT&C theo chương trình cũ lại cắt vụn ra từng bài tập làm cho HS lúng túng khi nhận dạng ra kiểu câu, biện pháp tu từ. Gây khó khăn cho giáo viên khái quát được nội dung.
2) Môn Toán:
*Khối 2:
- Phần hoạt động ứng dụng ở các bài học, học sinh không thể nhận được sự hỗ trợ từ phía cộng đồng nếu không có sách giáo khoa ở nhà, giáo viên chỉ nói qua thì học sinh không thể nhớ hết, còn chép lại bài ứng dụng thì không có đủ thời gian vì học sinh lớp 2 viết rất chậm.
- Hai em dùng chung một quyển sách, nên đến phần hoạt động cá nhân, khi làm bài tập em làm nhanh phải chờ em làm chậm để lật sang trang khác, gây khó khăn cho học sinh.
*Khối 3:
- Ở tiết Toán phần luyện tập cho HS còn quá ít
- Chưa chú trọng đến các bài tập dành cho từng đối tượng HS
- Phần hoạt động ứng dụng ở các bài học, học sinh không thể nhận được sự hỗ trợ từ phía cộng đồng. Nếu không có sách giáo khoa ở nhà, giáo viên chỉ giới thiệu sơ qua thì học sinh không thể nhớ hết còn chép lại bài ứng dụng thì không có đủ thời gian học tiếp.
3) Đề nghị:
- Đây là một dự án thử nghiệm, muốn có được thành công thì đề nghị Bộ giáo dục và Đào tạo phải đầu tư ngay từ đầu, như tình hình hiện nay thì giáo viên cũng không biết mình dạy như thế nào, còn học sinh thì không có sách học thì liệu dự án có thành công không. Mặt khác trang thiết bị chưa có giáo viên cũng chưa rút cho mình được những gì trong kinh nghiệm thực thi dự án. Nếu năm sau đầu tư thì giáo viên cũng học lại từ đầu, làm tốn rất nhiều công sức, thời gian và kinh phí mà vẫn không hiệu quả dẫn đến khó phổ biến đại trà mà còn ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
- Một số sách giáo khoa môn Toán đóng tập không chắc, qua 3 tuần học , một nửa số sách đã bị rớt các tờ bên trong, đề nghị Bộ sớm điều chỉnh lại sách Toán.

BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN
Hội nghị đã góp ý sôi nổi những thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án. Thầy Nguyễn Đường, đại diện Phòng GD&ĐT lần lượt mời các trường phát biểu ý kiến về chương trình dạy học VNEN qua các tiết dạy của cô Bình và cô Trâm. Các cô thầy đại diện cho các trường cũng thống nhất về những thuận lợi và khó khăn của 3 trường thực hiện dự án, qua đó rút được một số kinh nghiệm về phương pháp dạy học trường học kiểu mới theo mô hình VNEN.


Sơ đồ Hội đồng tự quản lớp 2B


Về phần trang trí lớp

Tác giả bài viết: CTV

Nguồn tin: TH Nguyễn Thái Bình