Tiếng Việt    Tiếng Anh  
Thứ sáu 19/04/2024 Trang nhất » Trang chủ » THÔNG TIN - SỰ KIỆN
Chào mừng các bạn đến với Website Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam

Liên kết

             
     Văn bản                 DS cán bộ

 
            
 Lịch công tác          Album ảnh

 

Tin Giáo dục


Phong trào thi đua




Thống kê truy cập

Đang truy cập : 160


Hôm nay : 38360

Tháng hiện tại : 625885

Tổng lượt truy cập : 15246062

Tin vắn Giáo dục Núi Thành

GIÁO DỤC NÚI THÀNH VỚI CÔNG TÁC CHĂM SÓC CON THƯƠNG BINH LIỆT SĨ

GIÁO DỤC NÚI THÀNH VỚI CÔNG TÁC CHĂM SÓC CON THƯƠNG BINH LIỆT SĨ

GIÁO DỤC NÚI THÀNH VỚI CÔNG TÁC CHĂM SÓC CON THƯƠNG BINH LIỆT SĨ

“Uống nước nhớ nguồn” “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây” là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, truyền thống đó đã được phát huy mạnh mẽ trong các giai đọan cách mạng dưới sự lãnh đạo của của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh. Nhân kỉ niệm 65 ngày thương binh liệt sĩ là dịp để chúng ta nhìn lại chặng đường thực hiện công tác thương binh, liệt sĩ và công tác chăm sóc con em của những người có công với nước mà trong đó có bóng dáng của người thầy, của mỗi đơn vị trường học ở huyện Núi Thành, Quảng Nam
Hằng năm, cứ đến dịp này hầu hết người Việt Nam ta lại bồi hồi nhớ đến một thời kì đau thương và anh dũng của đất nước. Tuy lịch sử đã sang trang nhưng những gì dân tộc buộc trải phải qua gần suốt thế kỉ 20 hiện vẫn song hành cùng chúng ta. Chiến tranh ngày càng lùi xa vào dĩ vãng, nhưng những vết thương trên thân hình của quê hương, vết thương để lại trong kí ức của cả một dân tộc thì vẫn còn đó.
          Theo dòng lịch sử đầy kiêu hãnh của dân tộc, của quê hương.  Núi Thành là nơi xuất thân của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bá Phiến, của nhà cách mạng lỗi lạc Võ Chí Công,  của 16 anh hùng lực lựong vũ trang nhân dân, 270 Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng… mãnh đất thời kỳ  thời mở nước được xem là phên dậu của tổ quốc,  “ Trung dũng kiên cường’ trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược,  trong truyền thống nhân văn là “ đất nặng nghĩa tình” . Truyền thống đó ấy đã hun đúc nên tinh thần, phẩm chất của con người Núi Thành; sãn sàng xả thân để giành lại tự do, độc lập, giữ gìn non sông, bờ cõi. Chỉ tính từ năm 1975 đến nay nhà nước đã công nhận Núi Thành  có 4.614 liệt sĩ, 1.537 thương binh, bệnh binh…    
          Để tri ân, kế thừa và phát huy truyền thống nhân văn, truyền thống cách mạng của quê hương trong những năm qua ngành giáo dục đã có nhiều phấn đấu trong công tác chăm sóc con thương binh, liệt sĩ.
        Phải nói rằng trong thành tựu của ngành giáo dục - đào tạo Núi Thành đã đạt được trong những năm qua, đã có sự đóng góp to lớn  của công tác chăm sóc con em là đối tượng chính sách và sự đóng góp của các em là con của những liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trong huyện.  Đó cũng nhà  sự quan tâm sâu sắc của Huyện ủy , ủy ban nhân dân huyện , UBMT tổ quốc Việt Nam  huyện, các phòng, ban chức năng có liên quan,  sự giúp đỡ nhiệt tình của các trường học, của quý thầy cô giáo .
Học và làm theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh, trung thành  với lý tưởng vĩ đại  của Người, phát huy truyền thống tốt đẹp “ Uống nước nhớ nguồn” “ Đền ơn đáp nghĩa”,  “Nhân hậu thủy chung” của dân tộc.  Dưới sự lãnh đạo của Huyện Đảng bộ, và đưọc chỉ đạo của UBND huyện , Ngành giáo dục đào tạo cùng với các ban ngành liên quan như Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội, Huyện Đòan, Hội phụ nữ … đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm đem lại cho các em những tình cảm  yêu thương, bù đắp lại những gì cho các em đã mất, thực hiện các chế độ ưu đãi đối với các em. Đây là đạo lí truyền thống là tư tưỏng, tình cảm mang đậm nét tính nhân văn, nhân bản của con người Việt Nam.
 Hằng năm, cứ vào đầu năm học Phòng Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo các trường phải tiến hành điều ra, rà soát, nắm kĩ và chắc các đối tượng học sinh là con của các gia đình lieeyj sĩ, thưong binh, bệnh binh, người có công với cách mạng và yêu cầu các trường thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách đối với các em do nhà nước quy định. Hướng dẫn các trường phối hợp với các cơ quan đòan thể trong và ngoài nhà trường luôn quan tâm sâu sắc đến các em nhất là các em học sinh yếu và có hòan cảnh gia đình khó khăn với những việc làm cụ thể như: Giúp đỡ các em học tập bồi bổ kiến thức, tặng dụng cụ học tập, sách giáo khoa vào đầu năm học mới,  tặng quà cho các em mỗi khi  xuân về,  Tết đến, hằng năm cứ đến dịp  27/7 phòng GD-ĐT, phối hợp với phòng LĐ-TB-XH  huyện tổ chức tuyên dương khen thưởng cho … tuyệt đối không được để em nào có kết quả giáo dục yếu, kém , bỏ học giữa chừng.Tất cả trường học, các thầy cô giáo trong huyện đều ý thức được rằng làm tốt công tác chăm sóc con thương binh liệt sĩ, là sự thể hiện tính nhân văn, nhân bản  của nền giáo dục cách mạng, thể hiện tình cảm tốt đẹp của người giáo viên nhân dân. đồng thời qua các hoạt động này nhà trường đã  giáo dục lí tưởng, đạo đức, tình cảm  cho học sinh. Cùng với  các phong trào “vượt khó học tập”, “đôi bạn cùng tiến” “vòng tay bè bạn”  của  Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh các Liên đội, các lớp đều có kế họach phân công cụ thể kèm cặp các em học sinh trung bình và yếu nhờ thế trong 12 năm lại đây ngành giáo dục huyện không còn tình trạng con liệt sĩ, thương binh học yếu kém, tỷ lệ học sinh giỏi ngày càng tăng cụ thể cuối năm học 2011-2012 đã có 57/ 68 em  là con thương, bệnh binh liệt sĩ đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi trong đó nhiều em là học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Đặc biệt là không có em nào bỏ học giữa chừng, và hỏng tốt nghiệp  
            Làm tốt công tác này như các đơn vị THCS Huỳnh Thúc Kháng,THCS kim Đồng, THCS Lê Văn Tâm, THCS Nguyễn Khuyến, Tiểu học Trần Quốc Toản, Võ Thị Sáu, Tiểu học Đỗ Thế Chấp….
          Đây còn chính là sự nổ lực lớn, là ý chí lớn của các em, các em đã biết khắc phục khó khăn của gia đình, đồng thời biết tự hào về truyền thống cách mạng của que hương, của gia đình  để vươn lên rèn luyện tốt, học tập tốt xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ để không hổ thẹn với những gì của cha anh đã hi sinh cho tổ quốc, cho đồng bào và trong đó có phần hi sinh cho bản thân mình. Đây cũng chính là kết quả của công tác chăm sóc con thương binh, liệt sĩ của huyện nhà.
Ngay bản thân của các  em cũng tự hiểu được rằng cha, mẹ mình hi sinh hay là đã cống hiến một phần cơ thể cho Tổ quốc là để cho cuộc sống hôm nay và cho cả ngày mai được tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn, nên ngày hôm nay các em phải ra sức học tập để ngày mai giúp đời như thế hệ cha anh đi trước đã từng làm.                              Dịp tháng 7 này, nghĩ về máu xương của các thế hệ cha anh, trong mỗi chúng ta ai cũng càng tự hào về một đất nước kiên cường, tự hào vô bờ bến về sức sống kì diệu của con người Việt Nam. “Nhớ lại , để đi tới”  là tâm niệm đau đáu của mỗi người thầy giáo hôm nay. Những tấm gương của người lính đã hiến mình cho đất nước là hình ảnh, nhắc nhở trong mỗi lời  giảng, trong mỗi việc làm của chúng ta trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay. 
Hôm nay và mãi về sau đội ngũ người thầy  luôn nhớ đến và nuôi dưỡng, chăm sóc những gì của họ còn để lại trên cõi đời này. Họ những người đã đối đầu với  cái chết cho đất nước được sống; Chúng ta, những người được thụ hưởng cuộc sống thời bình hãy mang tinh thần quả cảm ấy dựng xây quê hương , đất nước.
 Uống nước nhớ nguồn. Tháng 7 này, biết ơn những người đi trước , xin được gửi tới các liệt sĩ đã hi sinh thân mình cho sự trường tồn của dân tộc một nén tâm nhang và một lời hứa tiếp bước sự nghiệp của cha anh và chúng ta cùng quyết tâm trong công việc chăm sóc con em của họ, đó là một trong những nghĩa cử tốt đẹp nhất.

Tác giả bài viết: Lê Văn Huân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hệ thống điều hành - Tác nghiệp






THI TOÁN QUA MẠNG

Công ty Phú Bình Pro thiết kế web tại Quảng Nam




Đăng nhập

Thành viên đăng bài

Thăm dò ý kiến

Theo bạn Phòng GD-ĐT huyện Núi Thành cần có website này?

Rất cần thiết

Cần thiết

Chưa cần thiết

Sao cũng được

Liên kết Website

Thiết kế bởi Công ty thiết kế web Phú Bình Pro