Tiếng Việt    Tiếng Anh  
Thứ sáu 29/03/2024 Trang nhất » Trang chủ » TIN TỨC CÁC TRƯỜNG
Chào mừng các bạn đến với Website Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam

Liên kết

             
     Văn bản                 DS cán bộ

 
            
 Lịch công tác          Album ảnh

 

Tin Giáo dục


Phong trào thi đua




Thống kê truy cập

Đang truy cập : 137

Máy chủ tìm kiếm : 32

Khách viếng thăm : 105


Hôm nay : 4544

Tháng hiện tại : 888738

Tổng lượt truy cập : 14533101

Tin vắn Giáo dục Núi Thành

Chuyện kể về 12 cô gái xạ thủ ở vành đai Chu Lai, Quảng Nam

Liệt sĩ Huỳnh Thị Liên xã Tam Hòa, Núi Thành, Quảng Nam, vừa được chủ tịch nước truy tặng danh hiệu AHLLVTND. Xin được viết đôi dòng về tiểu đội nữ , nơi chị công tác và hy sinh.
Liệt sĩ Huỳnh Thị Liên xã Tam Hòa, Núi Thành, Quảng Nam, vừa được chủ tịch nước truy tặng danh hiệu AHLLVTND. Xin được viết đôi dòng về tiểu đội nữ , nơi chị công tác và hy sinh.
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, ở vùng đất phía Nam tỉnh Quảng Nam có một tiểu đội nữ anh hùng đã từng làm đảo điên bao cuộc hành quân càn quyét quy mô của địch được hỗ trợ bằng máy bay, xe tăng và đại bác nhằm bảo vệ căn cứ Chu Lai. Đó là tiểu đội nữ thuộc trung đội 3, đại đội V14 huyện đội Nam Tam Kỳ(cũ), tỉnh Quảng Nam.
Ngay sau khi ồ ạt đổ bộ lên bờ biển phía Nam tỉnh Quảng Nam vào tháng 5 năm 1965, lập nên căn cứ Chu Lai. Nhằm khống chế quân sự cho toàn vùng Nam – Ngãi, Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc càn quyét quy mô tạo thành vành đai trắng để bảo vệ vững chắc cho căn cứ. Song cũng từ đây Mỹ đã vấp phải những cuộc kháng cự ác liệt của quân và dân vùng đất phía Nam tỉnh Quảng Nam và phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Quân và dân nơi đây đã biến vành đai trắng Chu Lai của Mỹ thành vành đai diệt Mỹ.
Với khí thế tòng quân diệt Mỹ, đầu năm 1965 nhiều xã quanh vành đai Chu Lai đã hình thành nên nhiều đội du kích đánh Mỹ. Hầu hết thanh niên đều hăng hái tham gia chiến đấu, đặc biệt là các chị em thanh nữ tuổi từ 17, 18, đôi mươi. Từ năm 1965 xã Kỳ Vinh như một công sự vững chắc của lực lượng vũ trang xã. Nhiều hệ thống giao thông hào, hầm trú ẩn, hầm chông được triển khai khắp các thôn trong xã. Cùng với tinh thần chiến đấu ngoan cường của các chị em du kích, đã bẻ gãy nhiều cuộc đổ quân càn quyét của Mỹ vào xã Kỳ Vinh. Sau thất bại của của trận đánh Núi Thành vào rạng sáng ngày 26 tháng 5 năm 1965, một đại đội Mỹ đã bị tiêu diệt trên đồi Yên Ngựa ( Núi Thành, Quảng Nam ). Mỹ đã tiến hành nhiều trận càn lớn vào các xã vành đai nhưng đều bị du kích các xã đánh bậc. Trong đó có nhiều trận càn đến xã Kỳ Vinh, ngay từ trận càn đầu tiên, Mỹ đã gặp phải tiểu đội nữ đánh trả quyết liệt đã làm cho 13 lính Mỹ bị thiệt mạng và 2 xe tăng bị bốc cháy. Trận tiếp theo, vào tháng 8 năm 1965 tại đồi đất đỏ, du kích đã cải tiến pháo 105 ly của Mỹ thành mìn chống tăng cùng với sự bố trí hầm chông quanh đồi đất đỏ, đợi đến nữa đêm du kích đã tập kích tiêu diệt bộ chỉ huy của tiểu đoàn thủy quân lục chiến của Mỹ và 35 lính Mỹ. Có thể nói đây là những cuộc thử lửa của các chị vừa mới bước vào đời bằng cuộc chiến chống ngoại xâm ác liệt ngay trên mảnh đất quê nhà. Để rồi từ đó các chị lớn hơn lên bằng những trận đánh gan dạ vào kẻ thù mà lịch sử luôn trân trọng và ghi công các chị.
Đầu năm 1966 cuộc chiến ngày càng ác liệt hơn các chị được lệnh rút về vùng hậu cứ của ta ở xã Kỳ Yên. Tại đây các chị chính thức được tuyển chọn thành lập một tiểu đội nữ gồm 12 đồng chí, do nữ du kích Võ Thị Hạnh làm tiểu đội trưởng, Huỳnh Thị Liên làm tiểu đội phó. Sau thời gian tập huấn gấp rút về chiến thuật đánh địch cũng như sử dụng vũ khí đánh địch, các chị được triển khai nhiệm vụ chiến đấu. Hầu hết các chị đều thông thạo địa bàn, đã trải qua chiến đấu ở địa phương, nên còn được giao nhiệm vụ cải trang trà trộn vào sào huyệt của địch để nắm tình hình đánh địch cũng như vận động bà con đấu tranh. Chị Trần Thị Dự ( nguyên là tổ trưởng ) kể lại rằng : “ Ngày ấy chị em chúng tôi được trang bị vũ khí gọn nhẹ, vẫn quần đùi áo cánh như nam giới. Gặp gì đánh nấy, bắn máy bay, xe tăng. Sở trường của chị em chúng tôi là đánh phục kích, bắn tỉa diệt từng tên. ”
Ngay sau khi tiểu đội nữ được hình thành các chị nhận nhiệm vụ tham gia cùng cùng với bộ phận trinh sát trung đội 2 tập kích tiêu diệt tiểu đội Mỹ ở ấp 7 xã Kỳ Hòa. Bằng lối đánh tập kích bất ngờ, các chị đã diệt gọn 12 lính Mỹ thu toàn bộ vũ khí. Đến sáng ngày hôm sau Mỹ phản công với sự bắn phá dữ dội của pháo từ hạm đội để phong tỏa khu vực, sau đó máy bay trực thăng đổ quân xuống để lấy xác lính Mỹ. Song lần đầu đổ quân không thành vì gặp phải sự kháng cự quyết liệt của tiểu đội nữ. Lần thứ hai chúng dồn hỏa lực mưa pháo dữ dội hơn làm phá sập tuyến hào phòng thủ của ta. Tiểu đội nữ phải rút lui về tuyến sau và bàn phương án bao vây. Lần thứ hai, trực thăng của địch hạ cánh đổ quân, các chị chia nhiều mũi bao vây bắn tĩa, làm chết và bị thương hàng chục tên Mỹ buộc chúng phải rút quân về lại căn cứ Chu Lai.
Với lối đánh : phục kích, tập kích, đánh địch cả ngày lẫn đêm ở ngoài công sự và giao thông hào. Các chị còn tham gia nhiều trận đánh xuất quỷ nhập thần, bẻ gảy nhiều cuộc càn quyét của địch vào vùng hậu cứ của ta ở Kỳ Trà, Kỳ Yên, Kỳ Thạnh. Tháng 5 năm 1967, các chị được giao nhiệm vụ chặn đứng cuộc tấn công của Mỹ tại thôn Đức Phú xã Kỳ Trà. Sau khi quan sát tình hình, tiểu đội trưởng Võ Thị Hạnh ra lệnh để địch đến sát mới bắn. Cả tiểu đội chờ đợi, 50m địch đã vào tầm ngắm, cả tiểu đội nổ súng diệt tốp lính Mỹ đi đầu, bắn rơi một trực thăng, địch hỗn loạn bỏ chạy, chị em lấy vũ khí và rút lui an toàn. Tiếp theo nhiều trận đánh ở đèo Tư Yên, xã Kỳ Yên các chị đã diệt 7 lính Mỹ, trận đồi Ông Sầm xã Kỳ Khương, diệt 17 lính Mỹ, thu nhiều súng và máy điện đàm PRC10.
Hầu hết các chiến trường Kỳ Trà, Kỳ Yên, Kỳ Thạnh, Kỳ Bích… và các xã vùng Đông của Nam Tam Kỳ các chị đều có mặt. Chị Dự kể : Vào đầu năm 1967 Mỹ, ngụy sử dụng cả tiểu đoàn có cả máy bay, xe tăng, bộ binh và pháo bắn dọn đường càn quyét ra vùng giải phóng của ta ở Kỳ Trà. Tiểu đội của chị nhận nhiệm vụ đánh phục kích, bắn tĩa làm tiêu hao sinh lực địch. Sau khi các mũi phục kích nổ súng tiêu diệt hàng chục tên, tổ của chị cũng tiêu diệt được 3 tên thì chúng càng tập trung bắn phá ác liệt, bộ binh xe tăng tiến thẳng vào trận địa của ta. Chị Phương đi cùng với chị bị thương nặng, tình thế bức bách quân ta phải rút lui. Chị Phương nói : Dự chạy đi để chị ở lại dùng lựu đạn diệt thêm mấy tên nữa rồi chết. Song chị Dự nói : nếu chết em với chị cùng chiến đấu cùng chết. Đến lúc chị Phương yếu đi, chị Dự vừa chiến đấu vừa cõng chị Phương vượt dưới làn mưa đạn đại liên bắn ra từ trên xe tăng và bộ binh của địch. Đến khoảng 300m thì gặp quân ta dưới giao thông hào và sơ cứu chị Phương kịp thời.
Khi kể về đồng đội chị Dự cứ xúc động như còn mới ngày hôm qua các chị cùng ôm súng bên nhau sẻ chia ngọt bùi gian khổ nơi chiến hào đánh Mỹ. 12 thiếu nữ tuổi mới trăng tròn ra trận và có nhiều chị đã để lại một phần máu thịt nơi chiến tuyến. Trong đó có ba chị không bao giờ trở về lại với quê hương.
Chị Huỳnh Thị Liên người tiểu đội phó quả cảm đã anh dũng chiến đấu và hy sinh đến hơi thở cuối cùng. Ngày ấy chị vừa mới 24 tuổi nhận nhiệm vụ đi diệt tên ác ôn khắc tiếng Trần Ngọc Tường ở Kỳ Chánh. Tên này rất gian xảo, luôn có trung đội lính canh vệ. Sau khi có tin báo từ cơ sở tên Tường tổ chức ăn tiệc, chị cải trang trà trộn vào vào khu dồn dân. Sau khi quan sát, nắm rõ tình thế, đúng 9h sáng ngày 10 tháng 04 năm 1971 chị Liên bước vào hang ổ của kẻ thù và ném lựu đạn. Nhưng do cự ly gần, lựu đạn chưa kịp nổ, tên Tường có thời gian nấp dưới gầm giường, lúc lựu đạn nổ chỉ làm tên Tường bị thương. Sau khi hoàn hồn, bọn chúng phát hiện và đuổi theo. Bằng khẩu súng K54 chị đã anh dũng chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất quê hương. Liệt sĩ Huỳnh Thị Liên vừa được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu AHLLVTND.
Sau nhiều trận đánh gan dạ, anh hùng lập nên nhiều chiến công, với hơn 100 trận đánh lớn nhỏ, diệt và bắt sống hàng trăm tên giặc, bắn rơi nhiều máy bay, tàu chiến, xe tăng thu nhiều vũ khí đạn dược. Các chị được nhiều lần phong danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ các cấp, và được tặng thưởng nhiều huân, huy chương chiến công và nhiều bằng khen.
Đến cuối năm 1967, do yêu cầu công tác, nhiều chị được điều đến các đơn vị trong tỉnh đội và tiếp tục tham gia chiến đấu và lập nhiều chiến công. Chị Trần Thị Dự, nguyên là tổ trưởng của tiểu đội, sau này là Huyện đội phó Nam Tam Kỳ, người được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy đơn vị V20 và hai đội công tác Kỳ Vinh , Kỳ Hòa trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Chị đã chỉ huy đánh 6 trận, tiêu diệt và bắt sống hơn 500 tên địch, đánh chiếm 2 tàu chiến , thu nhiều vũ khí, giải phóng hoàn toàn vùng Đông và căn cứ Chu Lai.
Hiện nay chị Trần Thị Dự công tác tại Hội CCB huyện Núi Thành, Quảng Nam.
Chiến tranh đi qua, nhưng tên tuổi các chị Võ Thị Hạnh - Tiểu đội trưởng, chị Huỳnh Thị Liên - Tiểu đội phó, chị Trần Thị Dự - Tổ trưởng, chị Bùi Thị Hoa - Tổ trưởng, chị Nguyễn Thị Liên - Tổ trưởng, Lê Thị Mai, Bùi Thị Hòe, Trần Thị Sơn, Đỗ Thị Phương, Đoàn Thị Phượng, Nguyễn Thị Điễn, Bùi Thị Hiệp. Luôn là tấm gương sáng ngời trên mảnh đất Quảng Nam “ Trung dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mỹ.”
 
 

Tác giả bài viết: Bùi Cao Bằng.

Nguồn tin: www.nuithanh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hệ thống điều hành - Tác nghiệp






THI TOÁN QUA MẠNG

Công ty Phú Bình Pro thiết kế web tại Quảng Nam




Đăng nhập

Thành viên đăng bài

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy giao diện mới của Trang tin điện tử PGD Núi Thành?

Đẹp, hài hòa.

Mới lạ, thông tin nhanh.

Bình thường.

Liên kết Website

Thiết kế bởi Công ty thiết kế web Phú Bình Pro