Tiếng Việt    Tiếng Anh  
Thứ tư 24/04/2024 Trang nhất » Trang chủ » CHUYÊN MÔN - NGHIỆP VỤ
Chào mừng các bạn đến với Website Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam

Liên kết

             
     Văn bản                 DS cán bộ

 
            
 Lịch công tác          Album ảnh

 

Tin Giáo dục


Phong trào thi đua




Thống kê truy cập

Đang truy cập : 138


Hôm nay : 19133

Tháng hiện tại : 802281

Tổng lượt truy cập : 15422458

Tin vắn Giáo dục Núi Thành

Đừng bắt con trẻ thực hiện ước mơ của cha mẹ.

Đừng bắt con trẻ thực hiện ước mơ của cha mẹ.

Đừng bắt con trẻ thực hiện ước mơ của cha mẹ.

Tổng kết năm học, cả lớp mình chủ nhiệm chỉ có 4 học sinh giỏi, cũng buồn. Nhưng càng buồn hơn khi thấy một em nữ ngồi khóc ngon lành vì không được học sinh giỏi. Hỏi ra mới biết, em buồn không phải vì không được học sinh giỏi, mà vì sợ về nhà bố đánh, vì bố đã đặt chỉ tiêu là phải đạt học sinh giỏi.

Tự nhiên thấy thương học trò mình, và buồn cười cho các bậc làm cha mẹ. Đồng ý là làm cha làm mẹ, không ai không kì vọng vào con cái, ai cũng muốn con cái mình hơn người khác để nở mày nở mặt. Nhưng họ lại không biết rằng, chính sự kì vọng quá lớn, vượt quá khả năng của con trẻ đã vô tình tạo ra một áp lực rất lớn lên đôi vai con mình, từ đó khiến con trẻ lúc nào cũng lo lắng về kết quả, mất tự tin vào khả năng của mình, và hệ quả là kết quả học tập thậm chí còn thấp hơn khả năng vốn có của học sinh.

img_0099_500_02

Có nhiều lí do phụ huynh đưa ra để bắt con cái phải học tập cật lực : Học giỏi để cha mẹ hãnh diện, học để hơn người khác, hay chỉ đơn giản là phải giỏi hơn đứa con...nhà hàng xóm. Nhưng gộp chung lại, tất cả chỉ để đáp ứng các mục đích khác nhau ( đa số đều là ích kỉ) của các bậc phụ huynh. Nếu kết quả học tập tốt thì rất hỉ hả, nhưng nếu kết quả không như ý thì sao ? Chỉ có những lời la mắng, xỉ vả, những trận đòn làm "quà" cho con trẻ. Họ làm vậy để hả cơn giận trong người mà đâu biết rằng, chính những hành động đó giống như những cây đinh đóng vào tấm ván vậy, dù sau này có lấy hết đinh đã đóng ra khỏi tấm ván được nhưng sẽ không bao giờ xoa được dấu vết để lại trên đó. Nghĩ lại mình, tôi thấy mình đúng là người may mắn, khi cha mẹ tôi từ nhỏ đến lớn không bao giờ yêu cầu tôi phải học thật giỏi cho họ nở mày nở mặt, tất cả những gì cha mẹ tôi mong ở tôi là học để làm người, học để biết ứng xữ, và học để không bị tụt hậu. Còn nhớ, kết thúc năm học lớp 5 tôi chỉ xếp loại tiên tiến ( 4 năm học trước đều là HSG), mẹ tôi chỉ nói nhẹ nhàng : "Cố gắng hơn ở lớp 6 nhé con". Khi tôi học lớp 9, tổng kết năm học tôi đứng thứ 3 trong lớp, ba nói với tôi : "Phấn đấu hơn nữa nghe con". Khi tôi thi đại học trượt, mẹ vẫn nhẹ nhàng : " Cố gắng lần sau, nhất định con sẽ đậu." Khi tôi trượt đại học lần thứ hai, mẹ chỉ thở dài :  " Hay là con học cao đẳng cũng được." Tôi nghe lời mẹ, 3 năm cao đẳng đã cho tôi rất nhiều bài học, trong đó có một bài học mà tôi rất thấm thía. Đó là, kết quả học tập chỉ là một phần nhỏ thôi, quan trọng là chúng ta học được những gì, áp dụng nó như thế nào vào trong cuộc sống.

 

Quay trở lại với vấn đề, bất cứ một sự chịu đựng nào cũng có giới hạn của nó, một khi không chịu nỗi nữa thì tất cả sẽ đỗ vỡ. Đó là điều hiển nhiên. Tôi có xem một bộ phim, trong đó có đoạn nói về người dân Solomon, khi họ cần phá cây để làm rẫy, họ không dùng cưa hay rìu gì hết. Tất cả dân làng sẽ đứng xung quanh cái cây, buông lời xỉ vả, chửi mắng cái cây thậm tệ...và chắc chắn, dần dần cái cây kia sẽ tự khô héo rồi chết. Đó chỉ là truyền thuyết thôi, nhưng nó cũng đáng để các bạc phụ huynh suy ngẫm. Nếu phụ huynh cứ bắt con trẻ làm theo ý mình, và khi không như ý thì lại buông lời trách móc, la mắng thì dần dà, con trẻ của chúng ta sẽ giống như cái cây kia mà thôi.

 

Tôi viết những dòng này không có ý trách móc ai, mà chỉ để các bậc làm cha mẹ có cái nhìn khách quan hơn, thông cảm hơn với những gì mà con trẻ phải đối mặt và trải qua. Cha mẹ phải là người bạn đồng hành trên suốt con đường học tập của con mình. Khi con trẻ thất bại, một cái ôm, một lời động viên sẽ có tác dụng gấp ngàn lần sự trách móc, la mắng. Vì con trẻ cần chúng ta lắng nghe, chia sẻ hơn là thực hiện những ý thích từ cha mẹ.

ibelovenvh viết ngày 19/05/2012

Nguồn tin: http://blog.tamtay.vn/entry/view/739752/Dung-bat-con-tre-thuc-hien-uoc-mo-cua-cha-me.html

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Hệ thống điều hành - Tác nghiệp






THI TOÁN QUA MẠNG

Công ty Phú Bình Pro thiết kế web tại Quảng Nam




Đăng nhập

Thành viên đăng bài

Thăm dò ý kiến

Theo bạn Phòng GD-ĐT huyện Núi Thành cần có website này?

Rất cần thiết

Cần thiết

Chưa cần thiết

Sao cũng được

Liên kết Website

Thiết kế bởi Công ty thiết kế web Phú Bình Pro